Những lập luận của phía chính phủ mới ở Thái Lan về sự cần thiết phải có hiến pháp mới trong thực chất là xác đáng khi cho rằng phải có hiến pháp mới để thật sự làm lành được những vết thương do cuộc đảo chính quân sự cũng như để đảm bảo dân chủ ở đất nước này.
Trên thực tế,Đitrêndâxvidoes dự định này ẩn chứa không ít rủi ro và bất định đối với chính phủ mới được thành lập ở Thái Lan. Hiến pháp hiện hành thực chất là một sản phẩm của chính quyền quân sự của cựu Thủ tướng Prayut Chan-o-cha. Nó đảm bảo cho giới quân sự ở Thái Lan vẫn có được vai trò, vị thế và ảnh hưởng quyền lực rất quyết định ngay cả trong trường hợp không còn trực tiếp nắm quyền hay chỉ được tham gia nhiếp chính như hiện tại. Thay đổi hiến pháp này chắc chắn sẽ bị giới quân sự ở Thái Lan coi là thách thức, thậm chí là tuyên chiến trên danh nghĩa.
Thực tiễn lịch sử ở Thái Lan từ trước đến nay cho thấy đảo chính quân sự luôn có thể bất ngờ xảy ra vào bất cứ thời điểm nào. Kết quả cuộc bầu cử quốc hội vừa qua đã phản ánh tâm lý phổ biến trong dân chúng ở Thái Lan là không ủng hộ đảo chính quân sự lật đổ chính quyền dân sự dân cử. Giới quân sự ở Thái Lan sẽ chờ xem nội dung cụ thể của hiến pháp mới rồi sẽ quyết định hành động. Chính phủ Thái Lan chắc đã biết rõ rằng đã chọn đi trên dây thì phải chấp nhận rủi ro và nguy hiểm.